Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2014 TPHCM
Câu 1: (2 điểm)
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng được xây dựng
bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi
mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư một
lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống xung quanh.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
a. Phân tích hai trong số các phép liên kết về
hình thức có trong đoạn văn trên. (1 điểm)
b. Từ nhữnghiểu biết về đoạn văn trên em hãy
chuyển nhãng hình ảnh nào được Viễn Phương mượn ở thực tại để viết nên hai câu
thơ sau? Ông muốn gửi gắm tình cảm gì qua hai câu thơ ấy? (1 điểm)
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
(Viễn
Phương, Viếng lăng Bác)
Câu 2: (3 điểm)
Việc quan sát, lắng nghe sẽ giúp ta rút ra nhiều
bài học ý nghĩa.
- Nhìn thấy những nếp nhăn trên gương mặt cha,
những giọt mồ hôi thấm trên vạt áo mẹ vì lo toan cho con cái ta rút ra bài học
về đức hi sinh
- Cảm nhận những thay đổi của bản thân và thấy
mình vững vàng sống có ý thức, có trách nhiệm hơn ta rút ra bài học vè sự
trưởng thành
- Theo dõi tin tức về tình hình biển Đông và
những hình ảnh thiết thực của nhân dân hướng về Trường Sa ta rút ra bài học về
việc thể hiện lòng yêu nước một cách đúng đắn.
Hãy viết bài văn (khoảng 02 trang giấy thi) trình
bày những suy nghĩ của em về một trong ba bài học trên
Câu 3: 5 điểm
Mẫy chục năm rồi đển tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(Bằng
Việt – Bếp lửa)
|
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như núi Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc (Y Phương – Nói với con) |
Cảm nhận của em về những phẩm chất tốt đẹp mà người bà nhóm lên trong cháu và người cha mong muốn ở con trong hai đoạn thơ trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét